Đối với niềng răng mắc cài, trong một vài trường hợp bác sĩ sẽ cần tới sự hỗ trợ của một loại khí cụ nha khoa có tên là thun chuỗi để đẩy nhanh tốc độ nắn chỉnh răng. Vậy thun chuỗi là gì và cụ thể chức năng của nó như thế nào? Mời bạn xem chi tiết giải đáp trong bài viết sau nhé.
Mục lục
- 1. Giải đáp thun chuỗi trong niềng răng là gì?
- 2. Thun chuỗi được phân chia thành loại nào?
- 3. Những trường hợp nào cần đeo thun chuỗi?
- 4. Đeo thun chuỗi có đau như bạn nghĩ?
- 5. Các bước đeo thun chuỗi chính xác nhất
- 6. Đeo thun chuỗi bao lâu được tháo ra?
- 7. Đeo thun chuỗi lâu ngày có hiện tượng gì?
- 8. Hướng dẫn cách chăm sóc răng miệng khi đeo thun chuỗi
Giải đáp thun chuỗi trong niềng răng là gì?
Mục đích của bác sĩ khi sử dụng thun chuỗi nhằm đóng các khoảng trống, không để khoảng trống rộng thêm giữa hai hay nhiều răng với nhau trong quá trình chỉnh nha. Bên cạnh dây cung, mắc cài thì lực từ thun chuỗi giúp rút ngắn thời gian niềng răng. Thậm chí trong một số trường hợp răng thưa, bác sĩ còn sử dụng thun chuỗi kết hợp với khí cụ khác nhằm nắn chỉnh hàm răng từ từ đến khi răng đều và khít hoàn toàn với nhau.
Thun chuỗi được phân chia thành loại nào?
Dựa vào các tiêu chí khác nhau, thun chuỗi được phân chia thành nhiều loại. Muốn biết cụ thể, bạn tìm hiểu ngay thông tin dưới đây nhé.
Xét về kích thước
Được chia làm 3 dạng thun chuỗi ngắn – thun chuỗi dài- thun chuỗi liên tục (Hay dạng short- long- continuous).
- Thun chuỗi ngắn: Sợi thun dài khoảng 3- 4 vòng và để liên kết giữa 3- 4 chiếc răng lại với nhau.
- Thun chuỗi dài: Sợi thun dài, nhiều vòng, có thể liên kết nhiều răng với nhau, thậm chí là móc nối với cả hàm.
- Thun chuỗi liên tục (thun đóng): Chỉ sử dụng một chiếc thun duy nhất, không có khoảng trống giữa các vòng trong thun chuỗi. Chiếc thun này liên kết trực tiếp giữa hai chiếc răng liền kề với nhau.
– Xét về lực siết
Nếu xét về lực siết, thun chuỗi được thia thành thun chuỗi dạng nhẹ, thun chuỗi dạng trung bình và thun chuỗi dạng nặng.
– Xét về từng loại niềng răng
Nếu xét từng loại niềng răng, chúng ta có thun chuỗi mỏng cho niềng răng mắc cài mặt lưỡi, thun chuỗi sợi dày,…
Cũng bởi có nhiều loại khác nhau nên để biết chính xác dùng sản phẩm nào, bạn cần đến địa chỉ nha khoa uy tín, bác sĩ chuyên môn cao. Sau khi thăm khám, dựa vào kết quả cụ thể, bác sĩ quyết định nên dùng loại thun chuỗi nào. Sử dụng thun chuỗi còn phụ thuộc vào kế hoạch điều trị của bạn. Ví dụ trong giai đoạn này bạn cần thun chuỗi nhưng thời gian sau có thể bỏ ra. Hoặc giai đoạn đầu dùng thun chuỗi liên tục, giai đoạn sau dùng thun chuỗi ngắn chẳng hạn .
Những trường hợp nào cần đeo thun chuỗi?
Thun chuỗi là khí cụ cần thiết khi đeo niềng răng, tuy nhiên không phải cũng cần sử dụng chúng. Nếu nằm trong trường hợp dưới đây, bác sĩ sẽ khuyến khích dùng thun chuỗi giúp kết quả chỉnh nha hoàn hảo hơn.
- Người có răng khấp khểnh, răng bị xoay
- Người có răng thưa, cần hỗ trợ kéo khít răng với một lực mạnh hơn
- Người phải nhổ răng trước khi niềng
Hiện nay có nhiều cách khác nhau nhằm cố định răng vào dây cung giúp hàm răng được nắn thẳng hàng. Một trong số đó là dùng thun chuỗi. Với những người răng thưa bẩm sinh, đóng khoảng trống giữa các răng không quá khó khăn. Tuy nhiên trong một vài trường hợp như nhổ răng, khoảng trống này cũng rất lớn. Khi đó, bác sĩ sẽ chỉ định bạn cần đeo thun chuỗi.
Như vậy, nếu được hỏi ai cần đeo thun chuỗi, câu trả lời có thể là bất kỳ trường hợp nào có khoảng trống giữa các răng. Ví dụ như người niềng răng trong độ tuổi từ khoảng 10 – 18 tuổi khi xương và răng đang phát triển chưa hoàn thiện. Bạn sẽ thấy các răng của những bạn này thưa và chưa sát khít với nhau. Họ là đối tượng cần đeo thun chuỗi. Hoặc một số trường hợp người đã trưởng thành răng thưa thì cũng không thể tránh khỏi việc sử dụng khí cụ này.
Tóm lại, bác sĩ sẽ dựa vào tình trạng thẳng hàng của răng, chuyển biến khi niềng răng để xác định bạn có hay không cần thun chuỗi.
Đeo thun chuỗi có đau như bạn nghĩ?
Một số người truyền tai nhau: đeo thun chuỗi khá đau và khó chịu. Điều này không sai nhưng cũng không hoàn toàn chính xác. Giống như thời gian đầu chỉnh nha, răng của bạn bị điều chỉnh từng chút một thì cảm giác đau và khó chịu sẽ xuất hiện. Nhưng chỉ là trong vài ngày đầu. Điều này có thể nằm trong ngưỡng chịu đựng của mọi người. Bạn cũng không cần thiết phải nhờ tới sự trợ giúp của thuốc giảm đau.
Thực sự, đeo thun chuỗi không quá khủng khiếp hay đáng sợ như nhiều người lầm tưởng. Bác sĩ nha khoa sẽ chỉ dẫn để đưa bạn vượt qua giai đoạn này một cách thoải mái nhất.
Các bước đeo thun chuỗi chính xác nhất
Công việc đeo thun chuỗi ban đầu là của các bác sĩ. Tuy nhiên nếu không may trong quá trình ăn uống hoặc sinh hoạt, thun bị rơi ra thì phải làm sao. Đó là lý do bạn nên học cách đeo thun chuỗi chính xác để tự mình xử lý trong trường hợp trên. Trừ khi không thể thực hiện mới nhờ đến sự trợ giúp của bác sĩ.
Cách đeo thun chuỗi giữa hai răng
– Dụng cụ cần chuẩn bị
- Một đoạn thun chuỗi liên tục
- Nhíp kẹp (díp)
– Các bước thực hiện
- Bước 1: Trước tiên, bạn chuẩn bị một đoạn thun chuỗi liên tục có hai mắt (hai móc xích)
- Bước 2: Sau đó dùng khí cụ nha khoa nếu có hoặc dùng nhíp (díp) đã được khử trùng sạch sẽ, móc một đầu thun vào đầu bên này của mắc cài
- Bước 3: Kéo căng ra và móc đầu còn lại vào mắc cài của chiếc răng còn lại. Như vậy thì chỉ một thời gian sau hai chiếc răng sẽ được kéo sát với nhau
Cách đeo thun chuỗi giữa nhiều răng
– Dụng cụ cần chuẩn bị
- Một đoạn thun dài
- Nhíp kẹp (díp)
– Các bước thực hiện
- Bước 1: Trước tiên, bạn chuẩn bị một đoạn thun chuỗi dài, có nhiều mắt (nhiều móc xích)
- Bước 2: Tiếp đến dùng khí cụ nha khoa hoặc dùng nhíp (díp) đã được khử trùng sạch sẽ, móc một đầu thun vào mắc cài của chiếc răng đầu tiên. Rồi kéo thun chuỗi căng ra và tiếp tục móc đầu còn lại vào mắc cài của chiếc răng tiếp theo
- Bước 3: Bạn làm lần lượt cho đến khi kết thúc
– Lưu ý khi đeo thun chuỗi
- Bạn cần quan sát kỹ cách làm của bác sĩ tại phòng khám. Nên quay video hoặc ghi chép cẩn thận xem cần móc thun chuỗi ở vị trí nào, móc vào răng nào.
- Khi về nhà, bạn đứng trước gương và tự thực hiện. Còn nếu thấy khó khăn quá thì nên quay lại phòng khám để được sự trợ giúp nhé.
Đeo thun chuỗi bao lâu được tháo ra?
Nhiều người thắc mắc đeo thun chuỗi có lâu không, mất bao nhiêu thời gian. Thực ra điều này còn phụ thuộc vào kế hoạch điều trị của mỗi người. Có người chỉ cần đeo chúng trong vài tuần. Nhưng một số khác thì vài tháng. Nếu tình trạng răng của bạn quá thưa, thời gian đeo thun chuỗi sẽ tăng hơn. Tuy nhiên, yên tâm là khi thấy độ sát khít của răng đã đủ, bác sĩ tháo ngay ra không để bạn cảm thấy bất tiện.
Đeo thun chuỗi lâu ngày có hiện tượng gì?
Sau khi đeo thun chuỗi một thời gian, bạn sẽ nhận ra những hiện tượng như dây thun bị giãn ra, không còn lực kéo, độ đàn hồi giảm hoặc thun chuyển màu,… Sở dĩ xuất hiện tình trạng trên là bởi:
- Tác động của quá trình ăn uống, sử dụng thức ăn
- Sự dịch chuyển của răng theo đúng lộ trình
- Các yếu tố bên trong khoang miệng như: nhiệt độ, độ ẩm, nước bọt,…
- Vật liệu tạo nên thun chuỗi,…
Nếu cảm thấy thun chuỗi đã không còn tác dụng, bạn nên đến phòng khám ngay hoặc đến theo lịch tái khám sẽ được bác sĩ thay thế khí cụ mới.
Ngoài ra khi đeo thun chuỗi, bạn nên phòng tránh các bệnh như sâu răng, viêm nướu. Phần thức ăn còn sót lại thường kẹt lại ở mắc cài, dây cung và cả thun chuỗi. Chúng là nguyên nhân hình thành vi khuẩn bào mòn men khoáng bên ngoài của răng.
Hướng dẫn cách chăm sóc răng miệng khi đeo thun chuỗi
Đeo thun chuỗi không đơn giản là thêm một khí cụ mà bạn cần tăng cường công tác làm sạch khoang miệng lên gấp đôi. Trong đó bao gồm: vệ sinh răng miệng hằng ngày, chế độ dinh dưỡng hợp lý, thăm khám định kỳ.
Vệ sinh răng miệng hằng ngày
– Bạn cần đánh răng 2 – 3 lần/ngày sau mỗi bữa ăn giúp làm sạch phần thức ăn thừa tích tụ xung quanh mắc cài, thun chuỗi. Để lâu sẽ hình thành mảng bám, vi khuẩn phá hủy răng, ảnh hưởng đến thời gian chỉnh nha.
– Bạn nên mua bàn chải đánh răng chuyên dụng cho người niềng răng, ví dụ như bàn chải kẽ, bàn chải rãnh hay bàn chải điện. Chú ý sản phẩm có đầu lông mềm. Khi chải thì dùng lực vừa phải để không tác động mạnh tới các khí cụ trong khoang miệng.
– Bạn dùng thêm chỉ nha khoa để loại bỏ thức ăn còn mắc lại trong các kẽ răng. Nếu có điều kiện hơn thì mua máy tăm nước cũng là dụng cụ làm sạch răng hiệu quả.
– Sử dụng nước súc miệng cho bước cuối cùng để loại bỏ vụn thức ăn còn sót lại, tránh vi khuẩn tích tụ.
– Bạn kiểm tra niềng răng thường xuyên trong gương. Nếu thấy mắc cài, thun chuỗi có hiện tượng lỏng lẻo hoặc hư hỏng thì liên hệ ngay với bác sĩ.
Tham khảo thêm: Các loại bàn chải điện chất lượng cho người niềng răng
Chế độ ăn uống hợp lý
– Trong ngày đầu niềng răng hoặc đeo thun chuỗi, bạn nên ăn các thức ăn mềm như cháo, miến, bún, súp. Bổ sung đầy đủ các dinh dưỡng khác có trong nước sinh tố, sữa, nước ép hoa quả,… Nếu muốn ăn các loại thịt thì nên xé nhỏ hoặc ninh nhừ.
– Bạn nên hạn chế các thực phẩm quá cứng, rắn vì có thể làm hỏng mắc cài và thun chuỗi:
- Thức ăn dính: bánh dày, bánh dẻo,… dễ làm thức ăn dính lại, khó kéo được ra hết
- Thức ăn cứng: đùi gà chiên, cánh gà chiên, bỏng ngô, ngô luộc, xương, táo,… vì dễ dẫn tới đứt niềng hoặc thun chuỗ
- Thực phẩm nhiều đường: Thực phẩm chứa nhiều đường cũng thúc đẩy quá trình hình thành các mảng bám trên răng.
Xem chi tiết: Chế độ ăn uống khoa học cho người niềng răng
Thăm khám định kỳ
Niềng răng là công việc quan trọng nên bạn cần chú ý một chút về thời gian thăm khám định kỳ. Ngoài việc siết dây cung, khí cụ thì bác sĩ còn kiểm tra tiến trình dịch chuyển của răng, phát hiện các bất thường nếu có.
Không may trong quá trình ăn uống, vệ sinh răng miệng mà bị đứt thun chuỗi, tuột mắc cài hay dây cung, chưa biết cách xử lý thì bạn cần liên hệ ngay với bác sĩ.
Nếu có bất kỳ câu hỏi hay thắc mắc liên quan đến vấn đề niềng răng, vui lòng liên hệ HOTLINE 093.186.3366 – 086.690.7886 hoặc đăng ký tư vấn (không mất phí) với bác sĩ nha khoa Thúy Đức để được hỗ trợ sớm nhất ĐĂNG KÝ
Please Enter Your Facebook App ID. Required for FB Comments. Click here for FB Comments Settings page